Trong thi công nhà ở, việc trang trí cho ngôi nhà mình là điều hết sức bình thường đối với vài người có tay nghề nhưng đó là điều khó khăn đối với nhiều người chưa nắm được kiến thức cơ bản về cách lắp đèn led âm trần hiện nay.
Cùng kienthucxaydung.net tìm hiểu cách lắp đèn led âm trần đơn giản nhất
Đèn Led âm trần đang là xu hướng chiếu sáng mới trong mỗi gia đình, mang đến cho không gian màu sắc mới, trang nhã, sang trọng mà thân thiện. Với thiết kế nhỏ gọn, mang tính thẩm mỹ cao, đèn Led âm trần vừa được dùng để chiếu sáng và vừa có tính năng trang trí trong mỗi gia đình. Đèn led downlight âm trần thường được lắp chìm phía trong trần nhà, vấn đề lắp đặt cũng không quá khó.
Nội dung
Chuẩn bị trước khi lắp đặt đèn led âm trần
Hiện nay, trần nhà thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như trần gỗ, trần bê tông, trần xi măng, trần thạch cao… vì vậy, trước khi lắp đặt bạn cần xem xét cẩn thận chất liệu trần để chuẩn bị dụng cụ lắp đặt phù hợp. Bạn cần xác minh điện áp hoạt động của sản phẩm trước khi lắp đặt để đảm bảo đèn có có mức điện áp hoạt động phù hợp, đảm bảo tuổi thọ của đèn. Không nên lắp đặt đèn âm trần với công suất lớn hơn mức cho phép. Trước khi lắp đặt, chúng ta cần đảm bảo nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn, nên dùng bút thử điện để kiểm tra lại nguồn điện, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
– Máy khoan, thước dây, ốc vít, băng keo cách điện, bút thử điện, kìm cắt dây;
– Một bộ sản phẩm đèn led âm trần đồng bộ bao gồm: đèn, dây dẫn, driver, tai cài lò xo;
– Tắt điện nguồn ở hộp cầu chí chính (hoặc hộp ngắt mạch) để đảm bảo an toàn khi bạn làm việc;
– Hãy thuê một thợ điện chuyên nghiệp thay vì tự lắp đặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Cách lắp đặt đèn Led âm trần
Cách lắp đặt đèn Led âm trần cũng không quá khó tuy nhiên việc lắp đặt cũng yêu cầu người thực hiện phải có những kiến thức nhất định, cần có kinh nghiệm và chuyên môn về sản phẩm để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Cách lắp đặt đèn led âm trần loại có driver rời
– Khảo sát và xác định vị trí lắp đặt để bố trí đèn sao cho mang lại hiệu quả chiếu sáng tốt nhất cho không gian.
– Khoét một lỗ tròn trên trần để phù hợp với kích thước của đèn và xác định đường nối giữa đèn với nguồn điện sao cho đủ, không dư thừa cũng không gây thiếu thẩm mỹ.
– Xoay đui đèn Led âm trần downlight về phía bên trong lỗ đã khoét, nối driver với nguồn rồi đẩy tai cài của đèn led âm trần 90 độ hướng về phía đế đèn và ấn đèn vào lỗ khoét. Kiểm tra nó có bị lỏng hay không rồi mới buông tay ra.
– Kiểm tra lại vị trí của đèn đã cân bằng và thẩm mỹ chưa sau đó cấp lại nguồn điện, bật công tắc lên để kiểm tra xem đèn có sáng không, độ sáng thế nào, căn chỉnh hướng chiếu sáng hoàn thiện việc lắp đặt đèn led âm trần tại đây.
Đèn Led âm trần có driver bên trong
– Khảo sát vị trí lắp đặt đèn, kích thước ghi trên đèn, sau đó xác định vị trí và kích thước lỗ khoét cần khoan. Dùng bút và thước để đánh dấu một cách chính xác hơn. Với bước này cần cẩn thận trong việc khảo sát kích thước lỗ, để có thể lắp vừa vặn, không bị nhỏ phải khoan lại, và không quá rộng làm mất thẩm mĩ.
– Tiến hành khoan lỗ trên trần nhà cho vừa vặn với phần chìm của đèn âm trần. Đây là bước mà bạn phải sử dụng thước dây để đảm bảo kích thước lỗ khoan vừa vặn với đui đèn, không quá rộng – sẽ mất mỹ quan, cũng không quá nhỏ – phải khoan lại. Sau đó đưa bộ phận nguồn lên trước (bao gồm led driver và phần dây dẫn của đèn). Trường hợp lỗ khoan trần quá nhỏ, không đủ để thao tác, có thể khoét thêm một lỗ bên cạnh để tiến hành dễ dàng.
– Tiến hành đấu nối dây dẫn điện, để tiến hành bước này hãy đảm bảo nguồn điện đã được tắt. Đi đường dây điện theo các vị trí đèn đã khoan, để có thể đấu nối đèn và nguồn điện dễ dàng.
– Tiến hành lắp đèn bằng cách cho phần đây đèn và đui đèn lên trước. Đấu nối dây đèn vào nguồn điện sau đó mới đưa đèn lên lắp. Khi đưa đèn lên, để tai cài lò xo 90 độ, đẩy đèn vào lỗ khoan. Bật công tắc kiểm tra độ sáng và góc chiếu của đèn. Thực hiện lặp lại với mỗi bóng đèn, yêu cầu phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho trần nhà.
Chú ý trước khi lắp đặt
– Việc lắp đặt yêu cầu người thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn về sản phẩm để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
– Do chất liệu trần nhà đa dạng (trần gỗ, trần thạch cao, trần tấm xi măng sợi xenlulo, trần bê tông…) vì vậy hãy xem xét cẩn thận chất liệu trần để chuẩn bị dụng cụ lắp đặt phù hợp khi phải khoan đục.
– Xác minh điện áp hoạt động của sản phẩm trước khi tiến hành lắp đặt để đảm bảo đèn sẽ được cấp điện áp hoạt động phù hợp, vì điện áp nếu sai lệch quá nhiều sẽ khiến thiết bị hư hỏng vĩnh viễn. Không nên lắp đặt đèn âm trần với công suất lớn hơn mức cho phép.
– Dùng bút thử điện để kiểm tra xem điện đã được ngắt hoàn toàn chưa?
– Khi lắp đặt nên tránh vị trí có thiết bị tỏa nhiệt mạnh để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.
– Xem xét vị trí của đèn trong tương ứng với các thiết bị khác như quạt trần hoặc đèn chùm trang trí… để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa chúng.
Cách lắp đèn ốp trần nổi có giống với cách lắp đèn LED âm trần thạch cao?
Thực tế đã chứng minh đã có không ít khách hàng nhầm giữa đèn ốp trần với đèn LED âm trần thạch cao. Đây là hai dòng sản phẩm chiếu sáng khác hoàn toàn nhau. Chúng có cấu tạo riêng biệt. Chính vì thế mà cách lắp đặt đèn LED âm trần thạch cao và cách lắp đèn LED ốp trần nổi cũng sẽ khác nhau.
Sự khác nhau đầu tiên trong lắp đặt đèn LED ốp trần nổi và âm trần đó là: Đèn LED âm trần được thiết kế gắn chìm vào bề mặt trần. Còn đèn LED ốp trần nổi được gắn nổi lên bề mặt trần.
Lắp đặt đèn LED âm trần cần phải khoét lỗ trần còn đèn LED ốp trần thì không.
Việc lắp đặt đèn LED âm trần đòi hỏi sự tỉ mỉ, yêu cầu cao hơn đèn LED ốp trần nổi. Điều đó thể hiện ở khâu khoét lỗ đèn trên mặt trần thạch cao. Chúng ta cần xác định lỗ khoét hợp lý để lắp đặt vừa đèn LED âm trần. Không được quá rộng cũng không được quá hẹp so với đèn LED âm trần.
Bạn nên tìm hiểu về cách lắp đặt và chọn đèn cho phù hợp với ngôi nhà của mình. Bạn nên tham khảo thêm các dạng đèn và kiểu đèn led âm trần cho phù hợp.