TCVN 9377-3:2012 – CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG (PHẦN 3)

TCVN 9377-3:2012

PHẦN 3: CÔNG TÁC ỐP TRONG XÂY DỰNG – TCVN 9377-3:2012 – CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

TCVN 9377-3:2012
TCVN 9377-3:2012

TCVN 9377-3:2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Finish works in construction – Execution and acceptance – Part 3: Wall tiling work​

Lời nói đầu

TCVN 9377-3:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 303:2006 phần 3 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9377-3:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

lap dat he thong nha thong minh

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG – THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU – PHẦN 3: CÔNG TÁC ỐP TRONG XÂY DỰNG

Finish works in construction – Execution and acceptance – Part 3: Wall tiling work​

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chính và hướng dẫn trình tự để thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng của công tác ốp trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  • TCVN 3121:2003, Vữa xây dựng – Phương pháp thử.
  • TCVN 4314:2003, Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 4732:2007, Đá ốp lát xây dựng.
  • TCVN 6414:1998, Gạch gốm ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 6884:2001, Gạch gốm ốp lát có độ hút nước thấp – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 6883:2001, Gạch granít – Yêu cầu kỹ thuật.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1 Vật liệu ốp (Tiling material)

Vật liệu ốp là gạch men kính, gạch ceramic, gạch kính, gạch đất nung, gạch granit nhân tạo, đá ốp tự nhiên, đá nhân tạo, gỗ, các tấm nhựa, kim loại dùng để ốp.

3.2 Hồ ốp (Tiling paste)

Hồ ốp là các loại keo, vữa dùng để gắn vật liệu ốp vào kết cấu công trình.

3.3 Nền ốp (Tiling base)

Nền ốp là bề mặt kết cấu công trình sẽ tiến hành ốp.

3.4 Mặt ốp (Tiling surface)

Mặt ốp là bề mặt lớp ốp.

4 Công tác ốp

4.1 Yêu cầu kỹ thuật

4.1.1 Công tác ốp bảo vệ hoặc ốp trang trí công trình nên tiến hành sau khi đã hoàn thành các công tác xây lắp kết cấu.

4.1.2 Công tác ốp trên kết cấu lắp ghép có thể tiến hành trước hoặc sau khi lắp dựng kết cấu và phụ thuộc vào đặc điểm của các loại vật liệu ốp, quy trình công nghệ chế tạo kết cấu và trình tự công việc được quy định trong thiết kế thi công công trình.

4.1.3 Vật liệu ốp là các loại gạch đá ốp lát phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 6414:1998, TCVN 6884:2001, TCVN 4732:1989, TCVN 6883:2001. Tùy theo kích thước, trọng lượng và chủng loại của vật liệu ốp, tính chất, độ phẳng của nền ốp, vị trí ốp và đặc điểm công trình mà lựa chọn phương pháp ốp cho phù hợp. Các phương pháp ốp thông dụng gồm:

  • Ốp bằng vữa xi măng cát;
  • Ốp bằng keo gắn;
  • Ốp bằng giá đỡ, móc treo, bu lông, đinh vít…

4.1.4 Trước khi tiến hành ốp, cần hoàn thành việc lắp đặt các mạng kỹ thuật ngầm, các chi tiết có chỉ định đặt trong tường cho hệ thống cấp thoát nước, điện, điện thoại, truyền hình, cấp ga, khí, điều hòa không khí, cáp máy tính… và các công việc khác có liên quan để phòng tránh mọi va chạm, chấn động có thể gây nên hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng lớp ốp.

4.1.5 Bề mặt kết cấu được ốp trang trí hay ốp bảo vệ theo phương thẳng đứng không được nghiêng lệch vượt quá giá trị cho phép quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 4085:1985, TCVN 4453:1995, TCVN 4452:1987.

4.1.6 Trước khi ốp mặt trong công trình, phải hoàn thành công tác lợp mái và chống thấm các kết cấu bao che phía trên diện tích ốp, công tác lắp các khuôn cửa sổ, cửa ra vào cũng như các công việc có liên quan khác.

4.1.7 Cần phải kiểm tra độ phẳng của nền ốp trước khi thi công ốp phẳng. Nếu nền ốp có độ lồi lõm lớn hơn 15 mm cần phải trát phẳng bằng vữa xi măng cát. Độ lồi lõm của nền ốp khi ốp bằng keo phải nhỏ hơn hoặc bằng 3 mm khi kiểm tra bằng thước dài 2 m.

4.1.8 Chỉ tiến hành ốp trên nền ốp có lớp vữa trát lót tạo phẳng khi cường độ của lớp vữa trát lót đã đạt tối thiểu 75 % mác vữa thiết kế. Lớp vữa trát lót phải bảo đảm khả năng bám dính tốt với nền trát. Khi ốp bằng vữa xi măng cát, chỉ nên ốp cho các loại gạch ốp có trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20 kg/m2.

4.1.9 Trước khi ốp vào mặt ngoài của các vị trí có đường ống kỹ thuật chạy qua như ống thông hơi, thông gió, thông khói, kênh máng cho thiết bị làm lạnh và những nơi nhiệt độ thay đổi thường xuyên, cần phải bọc quanh kết cấu ốp một lớp lưới thép có đường kính 1mm trước khi trát lót. Đoạn lưới bọc phải phủ quá ra ngoài phạm vi các đường ống kỹ thuật ít nhất 20 cm.

4.1.10 Nếu không có chỉ dẫn cụ thể của thiết kế, trước khi ốp cần tính toán và xác định hợp lý vị trí của các viên ốp sao cho số lượng bị cắt là nhỏ nhất và được bố trí ở các vị trí dễ che khuất. Nếu vật liệu ốp có hoa văn cần lựa chọn vị trí của viên ốp sao cho phù hợp với hoa văn và màu sắc trang trí.

4.1.11 Khi tiến hành ốp mặt ngoài công trình nên có biện pháp phòng tránh sự xâm nhập của nước hoặc các tác động xâm thực của môi trường làm ảnh hưởng đến độ đồng đều và màu sắc của vật liệu ốp.

4.1.12 Khi ốp những tấm đá thiên nhiên hay nhân tạo có kích thước lớn và có trọng lượng trên 5kg, nên dùng các móc kim loại hay hệ thống giá treo có đinh vít, bu lông điều chỉnh để gắn chặt vào mặt ốp. Trong trường hợp ốp mặt ngoài công trình bằng các phương pháp này phải có biện pháp chống thấm cho mặt ngoài của tường trước khi tiến hành ốp.

4.1.13 Vữa dùng trong công tác ốp: Vữa dùng để ốp phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4314:2003 và tiêu chuẩn TCVN 3121:2003. Cát dùng để chế tạo vữa phải được sàng qua sàng. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng lớp ốp chắc đặc và thời gian thao tác, nên dùng vữa dẻo và có độ bám dính cao.

4.2 Thi công ốp

4.2.1 Công tác ốp tường mặt trong công trình bằng gạch men kính, gạch gốm sứ, gạch thủy tinh, tấm nhựa, tấm đá các loại v.v… chỉ được phép tiến hành sau khi tải trọng của công trình truyền lên tường đã đạt tối thiểu bằng 65 % tải trọng thiết kế.

4.2.2 Ốp bằng vữa xi măng cát

4.2.2.1 Khi tiến hành công tác ốp bằng vữa xi măng cát, cần phải đảm bảo chất lượng và duy trì độ lưu động của vữa trong suốt thời gian ốp. Vữa xi măng đã nhào trộn xong cần sử dụng ngay trong vòng 1h.

4.2.2.2 Khi ốp bằng vữa xi măng cát và vật liệu ốp là gạch men đất sét nung, nếu gạch khô, trước khi ốp cần nhúng hoặc ngâm trong nước (theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà sản xuất).

4.2.2.3 Trình tự ốp bằng vữa xi măng cát như sau:

  • Trát một lớp vữa với chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 10 mm, xoa phẳng lên nền ốp và chờ cho lớp vữa se;
  • Phết đều một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:1 loãng với chiều dày không quá 3mm lên mặt sau của gạch ốp;
  • Gắn gạch ốp lên lớp vữa đã trát, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng, thẳng mạch, ấn hoặc gõ nhẹ vào gạch để tạo sự bám dính giữa hai lớp vữa;
  • Trong trường hợp không thể trát lớp vữa đầu tiên hoặc khi ốp diện tích rất nhỏ, có thể ốp trực tiếp lên nền ốp bằng cách phết vữa xi măng cát lên mặt sau của gạch ốp và gắn vào vị trí đã xác định, căn chỉnh và gõ nhẹ cho phẳng mặt ốp. Chiều dày của lớp vữa ốp khoảng 6mm và không lớn hơn 12 mm. Phương pháp này không được áp dụng với các loại gạch ốp ceramic có chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 5,5 mm vì dễ gây ra hiện tượng nứt gạch.

Click tải bảng tiêu chuẩn đầy đủ: TCVN 9377-3:2012 – CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG (PHẦN 3)

Xem thêm các tiêu chuẩn thi công: Tại Đây

Tham khảo: CÔNG CỤ TÍNH GIÁ HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH

Thi công nhà phố trọn gói