Tiêu Chuẩn 4116:1985 – Thiết Kế Công Trình Thủy Lợi Kết Cấu Bê Tông

Tiêu chuẩn 4116:1985

Tiêu Chuẩn Việt Nam 4116:1985 – Tiêu Chuẩn Thiết Kế Công Trình Thủy Lợi Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông Cốt Thép Thủy Công

Tiêu chuẩn 4116:1985
Tiêu chuẩn 4116:1985

Tiêu chuẩn 4116:1985 áp dụng để thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công, chịu tác dụng thường xuyên hay có chu kì trong môi trường nước.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép của cầu của các đường hầm giao thông cũng như các ống đặt dưới đất đắp của đường ô tô và đường sắt.

1. Quy định chung

1.1. Khi thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công, ngoài việc thoả mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu trong các tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu đối với vật liệu, quy phạm thi công, các điều kiện xây dựng đặc biệt ở vùng động đất, ở vùng đất lún sụt, cũng như các yêu cầu về bảo vệ các kết cấu chống ăn mòn trong môi trường xâm thực.

1.2. Khi thiết kế, cần chú ý đến các loại kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (đổ tại chỗ, vừa lắp ghép vừa đổ tại chỗ, lắp ghép, kể cả ứng lực trước) để bảo đảm công nghiệp hoá và cơ giới hóa công tác xây dựng, giảm khối lượng vật liệu, giảm công lao động, rút ngắn thời gian và hạ giá thành xây dựng.

1.3. Việc lựa chọn kiểu kết cấu, các kích thước chủ yếu của các cấu kiện của kết cấu, cũng như hàm lượng cốt thép của các kết cấu bê tông cốt thép, phải dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án. Phương án được chọn phải đảm bảo: chất lượng làm việc tối ưu, độ tin cậy, tính bền lâu và tính kinh tế của công trình.

1.4. Kết cấu của các nứt và của các mối nối giữa các cấu kiện lắp ghép phải bảo đảm sự truyền lực một cách đáng tin cậy, bảo đảm độ bền của bản thân các cấu kiện ở vùng mối nối, sự liên kết của bê tông đổ thêm ở mối nối với bê tông của cấu kiện, cũng như độ cứng, tính không thấm nước (trong trường hợp cá biệt tính không cho đất thấm qua) và tính bền lâu của mối nối.

1.5. Khi thiết kế các loại kết cấu mới của các công trình thủy công mà chưa có kinh nghiệm thực tế về thiết kế và thi công đối với các điều kiện làm việc tĩnh và động phức tạp của kết cấu, nếu các đặc trưng về trạng thái ứng suất và biến dạng của kết cấu không thể xác định được bằng tính toán với độ tin cậy cần thiết thì phải tiến hành nghiên cứu thực nghiệm.

1.6. Trong các đồ án thiết kế cần dự kiến các biện pháp công nghệ và cấu tạo nhằm nâng cao tính chống thấm của bê tông và giảm áp lực ngược như: đổ bê tông có khả năng chống thấm cao ở phía mặt chịu áp lực và các mặt ngoài (đặc biệt ở vùng mực nước thay đổi); dùng các chất phụ gia hoạt tính bề mặt (các phụ gia sinh khí, hoá dẻo v.v…), các vật liệu cách nước và cách nhiệt ở mặt ngoài của kết cấu bê tông ở phía mặt chịu áp lực hoặc ở các mặt ngoài của công trình nơi chịu kéo do tải trọng sử dụng gây ra.

1.7. Khi thiết kế các công trình thủy công, cần dự kiến trình tự xây dựng, dự kiến hệ thống các khe tạm thời, điều kiện gun kín, bảo đảm sự làm việc có hiệu quả nhất của kết cấu trong thời kì xây dựng và sử dụng.

Các yêu cầu tính toán cơ bản

1.8. Khi thiết kế các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, cần phải thỏa mãn các yêu cầu tính toán theo khả năng chịu lực. Đối với trạng thái giới hạn nhóm thứ nhất cần tính với tất cả các tổ hợp tải trọng, lực tác dụng và theo khả năng làm việc bình thường.

Đối với trạng thái giới hạn nhóm thứ hai chỉ cần tính với tổ hợp tải trọng và lực tác dụng cơ bản.

1.9. Khi thiết kế kết cấu bê tông phải tính:

  • Theo khả năng chịu lực – cần tính độ bền, đồng thời kiểm tra độ ốn định về vị trí và hình dạng của kết cấu;
  • Theo sự hình thành khe nứt – cần tính theo chương 4 của tiêu chuẩn này.

1.10. Khi thiết kế các kết cấu bê tông cốt thép, phải tính:

  • Theo khả năng chịu lực – cần tính độ bền, đồng thời kiểm tra độ ổn định về vị trí và hình dạng của kết cấu cũng như độ bền mỏi của kết cấu chịu tải trọng tác dụng lặp lại nhiều lần;
  • Theo sự biến dạng – trong trường hợp khi độ chuyển vị có thể hạn chế khả năng làm việc bình thường của kết cấu hoặc của các thiết bị đặt trên nó;
  • Theo sự hình thành khe nứt – trong trường hợp ở điều kiện sừ dụng bình thường của công trình không cho phép hình thành khe nứt, hoặc theo độ mở rộng khe nứt.

1.11. Khi các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đạt tới trạng thái giới hạn mà không thể biểu thị được bằng các nội lực, ở trong mặt cắt (đập trọng lực và đập vòm, tường chống, các bản dày dầm tường, v.v…) thì phải tính các kết cấu này theo phương pháp cơ học của môi trường liên tục. Trong trường hợp cần thiết, phải xét tới biến dạng không đàn hồi và các khe nứt ở trong bê tông.

Trường hợp đặc biệt, việc tính toán các kết cấu nêu ở trên được phép tiến hành theo phương pháp sức bền vật liệu phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế của từng loại công trình thủy lợi.

Đối với kết cấu bê tông, ứng suất nén tĩnh với tải trọng tính toán không được vượt quá cường độ tính toán tương ứng của bê tông; đối với kết cấu bê tông cốt thép, ứng suất nén trong bê tông không được vượt quá cường độ tính toán của bê tông khi chịu nén, còn đối với nội lực kéo – trong mặt cắt khi ứng suất ở trong bê tông vượt quá cường độ tính toán thì nội lực đó sẽ do cốt thép chịu hoàn toàn. Nếu vùng chịu kéo của bê tông mất khả năng làm việc, dẫn tới cấu kiện đó mất khả năng chịu tải thì cần lấy các hệ số theo điều 1.15; 2.12; 2.17 của tiêu chuẩn này.

1.12. Tải trọng tiêu chuẩn được xác định bằng tính toán theo các tiêu chuẩn hiện hành và trong trường hợp cần thiết cần đưa vào kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm.

Tổ hợp tải trọng và lực tác dụng cũng như hệ số vượt tải được lấy theo tiêu chuẩn:

“Công trình thuỷ công trên sông. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế” Hệ số vượt tải n được lấy theo bảng 1.

Click tải bảng tiêu chuẩn đầy đủ: Tiêu Chuẩn 4116:1985 – Thiết Kế Công Trình Thủy Lợi Kết Cấu Bê Tông

Xem thêm các tiêu chuẩn thi công: Tại Đây