Ngày nay việc xây dựng một không gian sống xanh, sạch, đẹp luôn là mong muốn của tất cả mọi người. Nhu cầu của khách hàng sẽ trở nên cao hơn khi có sự phát triển, tiến bộ vượt bậc của cấu trúc không gian sống. Họ và tất cả chúng ta đều đang hướng tới một cấu trúc không gian sang trọng, quý phái, hiện đại và khang trang.
Điều gì sẽ quyết định đến không gian sống? Không gian sống được tạo thành từ nhiều yếu tố, trong đó trang trí nhà cửa và thiết kế nội thất được đánh giá là một phần quan trọng không thể thiếu. Bởi ngay cả khi ngoại thất có hào nhoáng đến đâu đi nữa mà việc phân bổ cấu trúc lại không hợp lý thì cũng không thể làm toát lên được vẻ sang trọng và quý phái của chúng. Việc chọn màu sơn, cách trang trí, lắp ráp hệ thống đèn hay vị trí vật dụng đều sẽ góp phần quyết định nên cấu trúc không gian của một căn phòng, một ngôi nhà. Trần nhà cũng chính là một trong những yếu tố trên.
Nội dung
Ngày nay trần thạch cao luôn là sự lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng
Trần thạch cao hay còn gọi là trần giả, gồm có tấm thạch cao được liên kết với hệ khung và lớp sơn bả để tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt trần. Trần thạch cao nằm dưới lớp trần nhà được xây dựng trước đó. Nhờ có tính thẩm mỹ và độ tinh xảo mà trần thạch cao trở thành vật liệu được sử dụng nhiều trong xây dựng và trang trí nội thất. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà sản xuất đã cho ra đời trần thạch cao với nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau tạo nên sự đa dạng cho người tiêu dùng.
Kết cấu của trần thạch cao
Khung xương của trần thạch cao: Có tác dụng nâng đỡ, giúp các tấm thạch cao cố định, chắc chắn và bền bỉ. Thông qua các ti treo kết cấu mái của căn nhà.
Tấm thạch cao: Các tấm thạch cao có nhiều loại và độ dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có đặc điểm chung là trọng lượng nhẹ. Tấm thạch cao giúp đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho trần nhà của bạn.
Lớp sơn bả/ lớp bột trét: Lớp sơn bã hay còn gọi là bột trét giúp tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần, đồng thời cũng tăng tính thẩm mỹ cho trần thạch cao sau khi sơn lót.
Lớp sơn phủ: Phủ bóng các bề mặt, giúp chống thấm và chống bám bụi.
Chi phí thi công trần thạch cao sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố
– Khu vực địa điểm thi công
– Thiết kế và hình dạng phức tạp hay đơn giản: độ góc, độ nghiêng của mặt trần
– Thời gian thi công: Nếu cần thi công trong một khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng thì phải huy động một nguồn nhân lực lớn hơn, cũng có nghĩa rằng chi phí bỏ ra sẽ cao hơn.
– Nguyên vật liệu: có thể tùy vào sở thích của khách hàng mà sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau, mức phí cũng sẽ khác nhau.
Với từng dự án nhà thầu đều có thể báo giá chi tiết, vì vậy khách hàng nên liên hệ trước để có sự chính xác trong thiết kế, đúng với yêu cầu và sở thích, tránh các trường hợp rủi ro và mất đi quyền lợi của mình.
Dưới đây là bảng báo giá chi tiết thi công trần thạch cao Vĩnh Tường mà các bạn có thể tham khảo:
– Giá thi công trần thạch cao Vĩnh Tường loại mặt phẳng: trong khoảng từ 150.000 – 230.000đ/m2
– Giá thi công trần thạch cao Vĩnh Tường loại trần thả: trong khoảng từ 160.000đ – 240.000đ/m2
– Giá thi công trần thạch cao Vĩnh Tường loại khung xương Hà Nội: trong khoảng từ 150.000đ – 160.000đ/m2
Đối với cả 3 loại trần thạch cao vừa nêu trên điều sẽ tùy thuộc vào loại tấm thông thường, chịu nước hay chịu ẩm mà có mức giá khác nhau. Ngoài ra mức giá còn tùy thuộc vào độ dày của tấm.
>>>Có thể bạn quan tâm: Top 3 Hãng Sơn Được Ưa Chuộng Nhất Trong Xây Dựng Nhà Phố
Ưu điểm của trần thạch cao Vĩnh Tường so với các loại trần khác trên thị trường
– Các loại trần thạch cao đều rất nhẹ nhàng, dễ uốn lượn giúp cho việc tạo hình trở nên dễ dàng, kiểu dáng đa dạng, hoa văn phong phú.
– Các thiết bị phía trên trần nhà như đường dây điện, hệ thống mái, dầm bê tông chằng chịt gây mất thẩm mỹ, trần thạch cao sẽ giúp bạn che đi những khuyết điểm đó.
– Trên thị trường có rất nhiều loại trần khác nhau, tuy nhiên để có một giá cả hợp lý mà chất lượng lại hàng đầu thì trần thạch cao Vĩnh Tường chính là một lựa chọn tối ưu, có thể giúp khách hàng tiết kiệm được một khoản chi phí.
– Dễ dàng phối hợp với các phụ kiện hoặc vật liệu trang trí như đèn, gương, kính,… Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn, dễ lau chùi, dễ sửa chữa, tháo gỡ hoặc thay mới.
– Việc thi công dễ dàng và nhanh gọn do trọng lượng nhẹ sẽ rút ngắn thời gian thi công cho công trình, từ đó cũng giúp khách hàng tiết kiệm chi phí hơn so với các loại trần hiện có trên thị trường.
– Trần nhà thạch cao khá đa dạng về cả chủng loại lẫn màu sắc, dễ dàng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
– Không chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường sống. Ngoài ra trần thạch cao còn có khả năng cách âm, chống ẩm và chống nóng tốt.
Ứng dụng của trần thạch cao trong xây dựng
Ngày nay trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, chính vì vậy các nhà sản xuất không ngừng cho ra đời nhiều loại sản phẩm khác nhau để tạo ra sự đa dạng đáp ứng người tiêu dùng, có thể kể qua một số ứng dụng dưới đây:
1. Trần thạch cao cách nhiệt, chống nóng
Đối với những nơi có khí hậu nhiệt đới, nắng nóng, khắc nghiệt thì trần thạch cao cách nhiệt, chống nóng sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn cho ngôi nhà của bạn. Nhờ có sự kết hợp giữa tấm thạch cao và bông thủy tinh hoặc xốp, trần thạch cao trở thành một lá chắn chống nóng và cách nhiệt hoàn hảo giúp ngăn ngừa nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác trong hệ thống trần nhà.
2. Trần thạch cao chống ẩm
Trần thạch cao chống ẩm là sự kết hợp giữa tấm thạch cao chống ẩm và khung xương thạch cao, được thiết kế cho các công trình thuộc các khu vực có môi trường ẩm ướt như: nhà vệ sinh, các khu nhà tập thể cũ và các công trình gần nguồn ẩm khác.
3. Trần thạch cao chống cháy
Trần thạch cao chống cháy là giải pháp tối ưu được nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng. Với thiết kế độc đáo từ các hợp chất tạo nên tấm thạch cao kết hợp giữa khung xương và bông thủy tinh giúp trần thạch cao chống cháy hoạt động một cách hiệu quả. Thời gian chống cháy có thể là 60 phút, 90 phút hoặc 120 phút. Tùy thuộc vào lượng chịu cháy cần thiết theo yêu cầu của khách hàng mà chủ doanh nghiệp có sự kết hợp các loại vật liệu để cho ra một sản phẩm thích hợp.
4. Trần thạch cao tiêu âm
Trần thạch cao tiêu âm được cấu tạo từ nhiều thành phần như bông thủy tinh, mút xốp, cao su non, vải nỉ và quan trọng hơn cả là tấm thạch cao tiêu âm. Chúng được kết hợp với nhau một cách linh hoạt để có thể vừa mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ vừa đáp ứng nhu cầu chính của khách hàng.Trần thạch cao tiêu âm thường được sử dụng trong các rạp hát, phòng họp, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng karaoke, rạp chiếu phim, nhà hát,…
5. Trần thạch cao cổ điển và tân cổ điển
Là sự kết hợp giữa trần thạch cao và chỉ hoa văn, dựa vào motip thiết kế mà phân loại thành cổ điển hay tân cổ điển. Trần thạch cao cổ điển hay tân cổ điển thường được sử dụng trong phòng ngủ và các không gian đặc biệt như phòng khách, nhà hàng tiệc cưới, trung tâm hội nghị,…
Ngày nay, trần thạch cao luôn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi các tính năng tuyệt vời của nó. Tuy vậy trần thạch cao vẫn không ngừng được phát triển, thiết kế và đổi mới để phù hợp và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng
Bài viết trên đây là tư liệu tham khảo cho những khách hàng đang có nhu cầu sử dụng hay thiết kế trần thạch cao. Chúng tôi – kienthucxaydung.net hy vọng sẽ mang lại các thông tin bổ ích cho quý khách hàng. Chúc quý khách hàng có một sự lựa chọn phù hợp và hài lòng nhất!