Tìm Hiểu Về Trần Thạch Cao Khung Chìm Và Cách Thi Công

Trần thạch cao khung chìm

Ngày nay việc thi công trần thạch cao luôn được nhiều khách hàng lựa chọn trong các kiến trúc xây dựng. Trần thạch cao gồm 2 loại là trần thạch cao khung chìm và trần thạch cao khung nổi. Tuy nhiên việc lựa chọn loại thiết kế nào là tùy thuộc vào công trình, mục đích và yêu cầu của gia chủ. Bài viết này www.kienthucxaydung.net sẽ giới thiệu cho các bạn về trần thạch cao khung chìm, cấu tạo và cách để thi công chúng.

Trần thạch cao khung chìm
Tìm hiểu cấu tạo trần thạch cao khung chìm hiện nay

Khái niệm trần thạch cao khung chìm

Trần thạch cao khung chìm là loại trần có hệ thống khung xương được ghép từ các khung định hình nhôm kẽm hình chữ U. Khi quan sát ở những góc độ phía dưới trần bạn sẽ không thể nhìn thấy các khung xương này bởi bộ hệ thống khung trần đã được bao phủ bằng các tấm thạch cao bên ngoài, đồng thời chúng cũng được sơn bả mastic khi công trình hoàn thiện. Trần thạch cao chìm có nhiều đặc điểm linh hoạt, vừa có thể uốn cong, cắt ghép tạo ra nhiều  hình dáng đa dạng, vừa có thể kết hợp với nhiều loại đèn trang trí, phù hợp với nhiều kiến trúc khác nhau, mang lại cảm giác sang trọng và tinh tế cho ngôi nhà của bạn. Thông thường trần thạch cao khung chìm sẽ được sử dụng nhiều cho các kiến trúc nhà ở, chung cư và căn hộ vì chúng cũng có khả năng cách nhiệt khá tốt.

Cấu tạo trần thạch cao khung chìm
Cấu tạo trần thạch cao khung chìm

Cấu tạo trần thạch cao khung chìm bao gồm:

  • Thanh chính: Là thanh chịu lực chính trong hệ thống, được treo lên trần thông qua các tăng đơ hoặc cụm ty treo.
  • Thanh phụ: Là thanh liên kết với thanh chính, góp phần chịu lực và tiếp xúc trực tiếp với tấm thạch cao.
  • Thanh viền: Là thanh được liên kết giữa các vách hoặc tường với các thanh phụ và thanh chính
  • Tấm thạch cao: Tấm thạch cao bao phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần đồng thời liên kết chặt chẽ với các thanh chính, phụ và thanh viền.
  • Phụ kiện: Là dụng cụ dùng để liên kết giữa tấm trần với các thanh và giữa các thanh với nhau tạo thành một hệ trần thạch cao khung chìm hoàn chỉnh.

Ưu nhược điểm của trần thạch cao khung chìm

Ưu nhược điểm trần thạch cao khung chìm
Ưu nhược điểm trần thạch cao chìm

Ưu điểm của trần thạch cao chìm

  • Trần thạch cao khung chìm có màu sắc và kiểu dáng đa dạng, phù hợp với nhiều loại kiến trúc khác nhau.
  • Dễ dàng định hình, thiết kế tinh tế, mỗi thiết kế mang một màu sắc riêng làm nổi bật được phong cách của gia chủ.
  • Giá cả thi công khá hợp lý, phù hợp với nhiều lựa chọn của người tiêu dùng
  • Được sử dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở, biệt thự, chung cư, khách sạn, nhà hàng hay phòng làm việc do có nhiều đặc điểm linh hoạt.
  • Có những tính chất nổi bật của thạch cao như độ bền, chống thấm tối ưu và cách nhiệt tốt.
  • Quá trình thi công diễn ra dễ dàng, không quá cầu kỳ, đồng thời dễ lắp ráp và sửa chữa.
  • Mang tính thẩm mỹ cao, tạo ra không gian sang trọng, ấn tượng và tinh tế cho mọi loại hình kiến trúc.

Nhược điểm của trần thạch cao khung chìm

Thông thường các loại trần thạch cao khung chìm đều có chung một nhược điểm là dễ bị rạn nứt sau một thời gian sử dụng. Chúng không phù hợp với những ngôi nhà cấp 4 mái tôn dễ thấm nước vì có thể gây tình trạng rạn nứt sau một khoảng thời gian dài sử dụng.

Thạch cao là một vật liệu có độ bền cao tuy nhiên chúng khá kỵ nước nếu như bạn không sử dụng tấm thạch chịu nước chuyên dụng. Vì vậy cần quan sát và kiểm tra thật kỹ, xử lý những vị trí phía trên mái có thể gây thấm dột xuống trần nhà trước khi tiến hành thi công. Ngoài ra, tấm thạch cao cũng có thể bị co ngót bởi sự thay đổi thất thường của thời tiết dẫn đến những vết nứt ở các vị trí trét bả mastic. Đây có thể chỉ là một vấn đề nhỏ, tuy nhiên chúng cũng làm giảm đi tính thẩm mỹ cho trần nhà của bạn.

Để phát huy tối đa công dụng của trần thạch cao chìm thì trong quá trình thiết kế thi công cần chú ý kĩ lưỡng, đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn thực hiện, đồng thời các  hệ thống ống nước, đèn điện cũng sẽ được chuẩn hóa nhằm hạn chế tối đa việc tháo sửa chữa.

So với một số nhược điểm nhỏ ở trên thì trần thạch cao khung chìm vẫn có khá nhiều ưu điểm nổi bật hơn hết, vì vậy chúng luôn được khách hàng tin dùng và lựa chọn.

Thi công trần thạch cao khung chìm
Thi công trần thạch cao khung chìm

Các bước thi công trần thạch cao khung chìm

  1. Đo độ cao của trần bằng thước hồng ngoại, kiểm tra độ chính xác của các thông số trên bản vẽ với thông số đo thực tế để có phương án xử lý kịp thời.
  2. Sử dụng máy bắn cốt hoặc ống bắn mực, ống nivo,… để đánh dấu những vị trí lắp đặt trần.
  3. Dựa vào các vị trí đánh dấu trước đó, tiến hành treo nẹp viền tường bằng đinh thép hoặc vít. Cự li cao nhất giữa các lỗ đinh là 0,3m.
  4. Lắp đặt ty treo gồm một đầu liên kết với trần hoặc mái nhà, đầu còn lại liên kết với hệ xương chính. Bộ ty treo có 2 đoạn dây liên kết thông qua tender và có chiều dài bằng khoảng cách từ chiều cao của thiết kế đến kết cấu trên trên của trần.  Khoảng cách giữa 2 điểm ty treo là 1,2m và đảm bảo những điểm treo đầu tiên đối với tường nhà có khoảng cách cao nhất là 0,3m.
  5. Treo xương chính liên kết với ty của điểm treo để tạo ra khung dọc cách nhau 1m.
  6. Tiếp tục kết nối các xương chính và xương phụ với nhau bằng bát liên kết, khoảng cách giữa chúng là 0,4m. Các thanh xương phụ này sẽ được gắn vuông góc với các thanh xương chính.
  7. Cân chỉnh cho khung xương đều, tạo mặt bằng sau đó dùng đinh vít kết nối tấm thạch cao vào khung xương phụ. Các vít cách đều nhau <=0,2m và mũ vít chìm sâu vào mặt tấm thạch cao để chắc chắn.
  8. Cuối cùng sử dụng bột trét để phủ kín khe hở giữa các tấm thạch cao. Đảm bảo bề mặt của trần không bị gợn và bằng phẳng hoàn toàn.

Trên đây là một số thông tin về cấu tạo của trần thạch cao khung chìm và cách để thi công loại trần này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

>>>Có thể bạn quan tâm: Trang Trí Phòng Khách Với Gạch Mosaic Nghệ Thuật Và Tinh Tế