Các Loại Trần Thạch Cao Được Nhiều Nhà Thầu Ưa Chuộng

Các loại trần thạch cao

Nguyên liệu thạch cao chắc hẳn không còn xa lạ với ngành xây dựng và thiết kế nội thất. những công dụng tuyệt vời và tính ứng dụng cao thạch cao như: Tính thẩm mỹ cao, đa dạng mẫu mã, tiết kiệm chi phí, lắp đặt dễ dàng, tính năng vượt trội,… nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, trở thành nguyên liệu được người tiêu dùng ưa chuộng với vai trò trần thạch cao. Như bạn đã biết, để thiết kế một ngôi nhà hoàn hảo, ngoài hợp kết hợp giữa nội thất và ngoại thất thì thiết kế trần nhà đóng vai trò quan trọng để định hình lại cấu trúc cũng như phong cách của ngôi nhà.

Trần thạch cao
Các loại trần thạch cao được ưa chuộng hiện nay

Tuy nhiên, hiện nay thị trường có rất nhiều mẫu mã cũng như nhiều loại trần thạch cao khác nhau, việc này làm cho người tiêu dùng bối rối trong việc chọn lựa loại trần thạch cao phù hợp với không gian sống của mình. Chính vì vậy, bài viết sau đây, sẽ giải mã mọi thắc mắc về trần thạch cao cũng như đưa ra một số loại trần thạch cao được các nhà thầu ưa chuộng để bạn có thể dễ dàng lựa chọn.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là một loại trần đang được ưa chuộng nhất hiện nay tại mọi công trình. Hệ thống cấu trúc gồm khung xương của thạch cao đảm bảo hệ kết cấu vững chắc ,tiếp theo là tấm thạch cao sẽ được lắp ghép nhờ các vít chuyên dụng với hệ   khung xương giúp tạo mặt phẳng cho trần. Ngoài ra, bạn có thể sơn bả để trần có được độ đều màu và nhẵn mịn giúp tăng tính thẩm mỹ.

Trần thạch cao được sử dụng thay thế cho trần đổ xi măng, trần đúc…mang lại vẻ đẹp và thoải mái cho không gian sống của bạn. Đáp ứng nhu cầu tiết kiệm chi phí và nâng cao giá trị ngôi nhà.

Phân loại trần thạch cao theo chức năng

Trần thạch cao cách âm

Trần thạch cao cách âm
Trần thạch cao cách âm

Đối với trần thạch cao loại thường, khả năng cách âm đã khá cao nhưng đối với những khu vực có yêu cầu cao hơn như phòng karaoke,….. thì việc cách âm cần tuyệt đối và tiêu chuẩn cao hơn nên thạch cao cách âm là sự lựa chọn hoàn hảo trong những trường hợp này.

Cấu tạo trần cách âm cơ bản gồm: khung xương, tấm thạch cao, bông thủy tinh( ngoài bông ra, giữa khung xương có thể còn được đặt các vật liệu cách âm khác như cao su non, tấm polystyrene)

Tính năng: Nhờ cấu tạo đặt biệt bởi sự bao bọc của bông thủy tinh mà loại trần này cản trở sự truyền âm và ngăn chặn gần như hoàn toàn âm thanh không bị thoát ra ngoài.Trần thạch cao cách âm có khả năng cách âm gấp 1,5 lần so với trần kiểu cũ. Chưa dừng lại ở tính năng ưu việt này, trần thạch  cao cách âm còn là giải pháp hoàn mỹ trong trang trí nội thất khi có thể uốn cong tạo hình thẩm mỹ cho công trình.

Sản phẩm thích hợp dùng cho những nơi muốn cách âm như phòng karaoke, trường học, văn phòng, hội trường….

Trần thạch cao chống cháy

Trần thạch cao chống cháy
Trần thạch cao chống cháy

Cấu tạo: Khung xương, tấm chống cháy cấu được kết hợp bởi bột thạch cao trộn với sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica.

Tính năng: Trần thạch cao chống cháy giúp chống cháy nổ, ngăn lửa lan tràn sang khu vực khác và ngăn ngừa khí độc sinh ra từ các đám cháy. Chịu được những đám cháy kéo dài từ 2-3 tiếng, thậm chí là những đám cháy có nhiệt độ lên đến 12000 độ C. Ngoài ra, trần thạch cao còn không hấp thụ độ nóng,kháng lại sự gia tăng sức nóng bề mặt và giảm thất thoát nhiệt ra ngoài tạo không gian thoát mát cho căn nhà của bạn. Trần thạch cao chống cháy tự tin rằng luôn đảm bảo 2 yếu tố đó là tính toàn vẹn và tính cách nhiệt.

Sản phẩm được sử trong những khu vực cần bảo vệ cao, hoặc khu vực dễ xảy ra cháy nổ như nhà bếp, cầu thang thoát hiểm, thang máy, phòng máy tính hay bất cứ công trình nào cần được sự bảo vệ tối đa.

Trần thạch cao chống ẩm

Trần thạch cao chống ẩm
Trần thạch cao chống ẩm

Cấu tạo: Trần thạch cao chống ẩm có một lớp giấy chống thấm bao phủ bên ngoài, sau đó là 2 lớp vải thủy tinh bên trong. Tiếp đến là phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu. Đặc biệt , sản phẩm này còn có thành phần phụ gia silicon ngăn chặn tối ưu hơi nước thấm vào chất liệu.

Tính năng: Chống thấm và ẩm mốc gần như là hoàn toàn. Tạo nên sự sạch sẽ, thoáng mát cho những ngôi nhà Việt Nam – với khí hậu ẩm và mưa nhiều.

Với tính năng vượt trội, trần thạch cao chống ẩm trở thành sản phẩm được người tiêu dùng hướng đến. Và được sử dụng nhiều trong những khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp….

>>>Xem thêm: Các Loại Vật Liệu Tủ Bếp Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay

Phân loại trần thạch cao theo kiểu dáng

Trần thạch cao theo kiểu dáng
Trần thạch cao theo kiểu dáng

Theo phong cách trần thạch cao được chia làm 3 loại: Trần thạch cao cổ điển, trần thạch cao tân cổ điển và trần thạch cao hiện đại. Sở dĩ có cách phân loại này là do nhu cầu về sở thích, trang trí của người sử dụng.

– Trần thạch cao cổ điển: các họa tiết ở Trần này rất cầu kì, các họa tiết thường được sử dụng như mái vòm, hoa văn,… đồi với Trần thạch cao cổ điển một chiếc đèn Trần có kiểu dáng phù hợp là không thể thiếu.

– Trần thạch cao Tân cổ điển: đây là kiểu Trần được kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại, các chi tiết phổ biến và thường được sử dụng là góc trang trí Trần tường trơn, chỉ nẹp cong…

– Trần thạch cao hiện đại: ở kiểu Trần này bạn có thể thoải mái sử dụng các họa tiết vật dụng trang trí khác nhau để tạo nên một căn phòng mang một nét cá tính, phong cách riêng của bản thân

Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi (trần thả) được thế kế với phần khung xương lộ ra ngoài. Bởi quy trình lắp đặt trần sẽ là định hình khung xương trước sau đó sẽ đưa các tấm thạch cao vào sao cho phù hợp với các khớp nối. Khi hoàn thiện trần, tấm thạch cao sẽ nằm phía trên khung xương. Nhưng chính khung xương lộ ra này đã tạo nên tính năng đặc biệt cho sản phẩm. Những đường lộ ra sẽ là ‘’ bình phong’’ che đi những đường dây điện, ống nước bị lộ ra ngoài,…cho công trình của bạn.

Ưu điểm:

  • Trần thạch cao nổi có khả năng cách âm, chống ẩm, cách nhiệt, chống cháy tốt. Ngăn cản khí độc khi có cháy với chất liệu an toàn với sức khỏe của người dùng.
  • Thi công, lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng.
  • Giá thành rẻ, giúp tiết kiệm chi phí.Việc lắp đặt trần thả thường có chi phí thấp hơn thấp hơn so với những loại trần thạch cao khác.
  • Thuận tiện cho việc sửa chữa cũng như tháo lắp.
  • Không chịu ảnh hưởng của thời tiết, Trần nhà hầu như không bị cong, nứt sau khi thi công.

Nhược điểm:

  • Trần thạch cao thả không có tính thẩm mỹ cao
  • Trần thả sử dụng mẫu hầu như đã có kích thước cố định vì vậy mà việc thay đổi mẫu mã sẽ vô cùng khó khăn
  • Thường sử dụng cho những công trình có không gian lớn, còn đối với những công trình có không gian nhỏ vì có tấm mẫu có kích thước nhỏ sẽ gây cảm giác không gian bị nhỏ đi.

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm

Trần chìm sẽ ngược lại với trần nổi (trần nổi )ở đây toàn bộ khung xương sẽ được che lại bởi các tấm thạch cao. Chính vì vậy mà trần chìm được đánh giá rất cao về tính thẩm, khi nhìn loại trần này bạn sẽ có cảm giác không khác gì trần bê tông bình thường. Kiểu trần này được rất được ưa chuộng trong thị trường.

Trần chìm gồm có 2 loại:

Trần thạch cao phẳng: 

Là trần chìm, và các tấm mẫu sẽ được ghép nối sao cho toàn bộ trần nhà sẽ nằm trên cùng 1 mặt phẳng.

Ưu điểm

  • Quá trình thi công, lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng. Tiết kiệm được chi phí.
  • Tính thẩm mỹ cao, tạo nên không gian cực kì tốt cho căn nhà của bạn.
  • phù hợp với thiết kế không gian cho nhà ở chung cư.

Nhược điểm

  • Mẫu mã không đa dạng.
  • Những lỗi nhỏ trong quá trình thi công như gồ bề mặt hay sơn không đều màu dễ bị lộ.

Trần thạch cao giật cấp

Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần nhà chìm với các tấm thạch cao được ghép nối thành nhiều tầng mặt phẳng khác nhau. Tương tự như các bậc của cầu thang.

Ưu điểm

  • Tạo không gian cổ điển , có thể phối cảnh tạo những không gian cực kì đẹp mắt và sang trọng.

Nhược điểm

  • Quy trình lắp đặt phức tạp, yêu cầu kỹ thuật viên cần có tay nghề cao.
  • Việc tháo dỡ khó khăn , đồng thời nếu trần bị hư hại thì phải thay đổi toàn bộ.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về trần thạch cao và những loại trần thạch cao được ưa chuộng. Từ đó, mong bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho tổ ấm của mình.

>>>Có thể bạn quan tâm: Top Những Mẫu Đèn Trang Trí Quán Cà Phê Được Ưa Chuộng Nhất