Tiêu Chuẩn Pha Sơn PU Và Kỹ Thuật Sơn Gỗ Bền Đẹp

Kỹ thuật sơn gỗ

Có những kiến thức cũng như nắm vững tiêu chuẩn pha sơn pu và kỹ thuật sơn gỗ bền, đẹp là một trong những tiêu chí góp phần giúp sở hữu một lớp sơn đẹp mắt và chất lượng. Hy vọng bài viết dưới đây của kienthucxaydung.net sẽ giúp ích được cho bạn cũng như giải đáp được thắc mắc phía trên.

Kỹ thuật sơn gỗ
Kỹ thuật sơn gỗ

Sơn PU là gì?

Sơn PU là một loại sơn phủ có tên tiếng anh là Polyurethane. Nó xuất hiện thời gian sau này và nhanh chóng trở thành phương pháp sơn được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ việc dễ thực hiện dễ dàng và tác dụng giúp bề mặt gỗ trở nên đẹp mắt, sáng và bền hơn. Thậm chí sơn PU còn vượt mặt cách đánh bóng vecni cho đồ gỗ đình đám một thời.

Trên thị trường hiện nay, sơn PU được chia thành 2 loại là sơn PU dạng cứng và sơn PU dạng foam. 

  • Sơn PU dạng cứng: Dùng để đảm bảo an toàn cho các trong thiết bị dụng cụ dễ vỡ trong quá trình vận chuyển và dùng để phủ lên bề mặt gỗ.
  • Sơn PU dạng foam: Dùng để làm đệm mút cho nhiều loại ghế đệm.

Thành phần của sơn

Sơn PU gồm có 3 thành phần chính là sơn lót, sơn màu và sơn bóng.

  • Sơn lót: Có tác dụng làm bề mặt sơn được phẳng hơn, giúp che đi phần lớn những khuyết điểm ở trên tường. Để lớp sơn trở nên đẹp mắt và mịn hơn.
  • Sơn màu: Có tác dụng tạo màu cho sơn. Đặc  biệt, khách hàng có thể thay đổi thành phần màu sơn có trong sơn PU, tùy thuộc vào nhu cầu mà có thể thay đổi ít hoặc nhiều cho phù hợp với mục đích sử dụng. 
  • Sơn bóng: Có tác dụng tạo ra độ bóng cho bề mặt đồ gỗ.
Kỹ thuật sơn trên gỗ
Kỹ thuật sơn trên gỗ

Cách pha chế

1.Dụng cụ chuẩn bị:

Các dụng cụ chuyên dụng như: cọ quét, con lăn , thùng đựng, súng phun chất lượng…

2.Các bước pha trộn: 

  • Pha sơn lót: Tiến hành pha sơn lót theo tỷ lệ 1 cứng + 2 lót + 3 xăng
  • Pha sơn màu: Tiến hành pha sơn màu theo tỷ lệ: 5 xăng + 1 cứng + tinh màu. Trong đó liều lượng tinh màu có thể gia giảm cho phù hợp theo mục đích.
  •  Pha sơn bóng: Tiến hành pha sơn bóng theo tỷ lệ: 1 cứng + 2 bóng + xăng. Trong đó tỷ lệ xăng có thể gia giảm cho phù hợp theo mục đích sử dụng.

Kỹ thuật sơn PU trên đồ gỗ

Trước hết, ta cần chuẩn bị một phòng sơn riêng cho quá trình sơn: Phòng kín, tránh bụi và có luồng gió lưu thông vừa đủ đảm bảo chất lượng sơn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn.

Kỹ thuật sơn PU trên đồ gỗ gồm có 6 bước cơ bản.

Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ và tiến hành chà nhám

Ta sẽ chà nhám đạt yêu cầu bằng giấy nhám P240 (hoặc những loại giấy nhám chuyên dụng khác). Tiếp theo là bước bả bột (có hoặc không có tùy theo mục đích sử dụng).

Lưu ý: Nếu bột cần chú ý có yêu cầu thể hiện đường vân gỗ hay không? Nếu có thì ta sẽ dùng bột màu để thực hiện (bột đen hoặc nâu).

  • Vậy tại sao lại có thêm bước bã bột? Bỏ qua bước này có được không??

Trả lời: Đối với những loại gỗ có tim gỗ hoặc những lỗ  hổng nhỏ trên bề mặt làm cho bề mặt gỗ không đều thì việc bã bột là rất cần thiết nhằm lấp đầy chúng. Nếu bỏ qua bước này thì việc trám lại các khe hở sau khi sơn sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều công sức.Còn đối với gỗ bề mặt láng sau khi chà nhám thì ta có thể bỏ qua.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Sơn lót sau khi pha sơn theo tỷ lệ 1:2:3  (1 cứng: 2 lót: 3 xăng) ta sẽ phun sơn trực tiếp lên bề mặt gỗ.

  • Tác dụng: lấp đầy các tim gỗ
  • Lưu ý: Nên sử dụng súng phun chất lượng cao để lần sơn lót 1 này đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 3: Chà nhám bề mặt gỗ và tiến hành sơn lót lần 2

Sau khi chà nhám lại bề mặt 1 lần nữa ta sẽ tiến hành pha sơn và quá trình sơn tương tự lần sơn lót 1.

  • Tác dụng: Loại bỏ hoàn toàn những lổ hổng cũng như khuyết tật có trên bề mặt gỗ. Giúp những lớp sơn sau đạt hiệu quả cao hơn đồng thời giúp lớp sơn bền hơn.
tiêu chuẩn sơn pu và kỹ thuật sơn gỗ
tiêu chuẩn sơn pu và kỹ thuật sơn gỗ

Bước 4: Phun màu trên bề mặt gỗ

Tỷ lệ sơn màu : 5 xăng + 1 cứng + tinh màu

Phun màu sơn sẽ được thực hiện 2 lần:

Lần 1: sơn 90% bề mặt gỗ cần sơn.

Lần 2: Sơn hoàn thiện toàn bộ bề mặt gỗ sau khi đợi từ 10 đến 15 phút kể từ lần sơn 1.

  • Lưu ý: Sau khi sơn hoàn thiện, Che chắn đảm bảo bề mặt sơn hạn chế tiếp xúc tối đa với gió, bụi hoặc những va chạm trực tiếp khác.

>>>Có thể bạn quan tâm: Báo Giá Thi Công Trần Thạch Cao Vĩnh Tường Mới Nhất

Bước 5: Phun bóng bề mặt gỗ

Tỷ lệ sơn: 1 cứng + 2 bóng + xăng

Bước này sẽ được thực hiện sau bước sơn màu khô hoàn toàn, ta sẽ tiến hành phủ sơn bóng cho toàn bộ bề mặt gỗ.

  • Tác dụng: Làm bóng và căng bề mặt gỗ.
  • Lưu ý: Thực hiện ở nơi không có bụi bẩn, sạch sẽ.

Bước  6: Bảo quản và đóng gói sản phẩm

Đây là bước cuối cùng được cho là vô cùng quan trọng để tạo ra được một sản phẩm đạt chất lượng cao nhất và bắt mắt.

Quá trình bảo quản sẽ diễn ra từ 12 đến 16 tiếng sau khi lớp sơn trên bề mặt gỗ đã khô hoàn toàn.