Hiện nay việc sử dụng phù điêu để trang trí khá phổ biến. Nhưng chất liệu phù điêu thì chưa ai có thể hiểu hết được và có rất nhiều loại phù điêu phổ biến làm chúng ta khó chọn lựa.
Cùng kienthucxaydung.net điểm lại các chất liệu phù điêu trong xây dụng nhé
Như chúng ta cũng đã biết, mặt tiền của ngôi nhà không chỉ có tác dụng về thẩm mỹ mà xét theo phong thủy, đây còn là nơi trực tiếp đón nhận trường khí tốt. Việc bố trí phù điêu chuẩn sẽ giúp ngôi nhà đón được nhiều tài lộc, từ đó góp phần mang đến cho gia chủ một cuộc sống nhiều thuận lợi. Đặc biệt thuật phong thủy cũng cho hay, việc sử dụng phù điêu bố trí ở mặt tiền còn có dụng ý mong nhận về nhiều sự cổ vũ, khen thưởng.
Nội dung
Các loại chất liệu làm phù điêu thường dùng
Có rất nhiều chất liệu phù điêu khác nhau trên thị trường, nhưng chúng ta nên chọn loại chất liệu nào phù hợp với phong thủy và mạng của chủ nhà.
Phù điêu nhựa
Hiện nay, phù điêu nhựa composite được trình bày ở nhiều hạng mục khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư, điển hình có thể kể đến như: tranh phù điêu composite, tượng nhựa composite…
Đây là loại phù điêu được chế tạo từ loại vật liệu không có trong tự nhiên, mà được pha chế từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau với tên gọi là composite (composite lỏng, butanox – chất làm cứng và khô nhựa, sợi thủy tinh chịu lực, bột đá). Đặc biệt các bức phù điêu này cũng được tạo nên từ các khuôn mẫu điêu khắc có sẵn.
Khả năng chống chịu trước tác động của thời tiết là khá tốt, đặc biệt có khả năng cách nhiệt, điện, kháng hóa chất ăn mòn. Điều này sẽ giúp cho việc bảo quản, bảo dưỡng trở nên dễ dàng và đỡ tốn kém hơn. Mẫu mã đa dạng giúp phù điêu nhựa composite áp dụng được vào nhiều vị trí, lại đáp ứng được những yêu cầu từ các vị khách hàng. Làm giả được nhiều chất liệu như màu gỉ sắt, vàng, bạc.
Đối với chất liệu phù điêu nhựa này giá thành cao, thời gian thi công kéo dài, đòi hỏi tay nghề của thợ thi công phải vững nên việc lựa chọn phù điêu nhựa này còn khá kén với thị trường.
Phù điêu nhôm đúc
Chất liệu phù điêu được chế tạo dựa trên bề mặt phẳng có chất liệu từ nhôm đúc, cụ thể là nhôm nguyên chất với tỉ lệ tối thiểu là 85%. Đặc biệt hạng mục này rất phù hợp để trưng bày trong những căn biệt thự lớn, kết hợp với cổng tường rào đồ sộ sẽ giúp mang đến cho công trình một vẻ đẹp khó cưỡng.
Đối với chất liệu phù điêu này thường không gỉ sét trước sự thay đổi của thời tiết, đa dạng về kiểu dáng mẫu mã cho khách hàng lựa chọn màu sắc đồng giả cổ giúp cho không gian nơi nó hiện diện thêm phần sang trọng, trang nhã. Giá thành cao nên không phù hợp với mặt bằng chung. Hơn nữa, phù điêu nhôm đúc cũng kén chọn vị trí đặt, thường là ở những công trình biệt thự, dinh thự lớn sẽ phù hợp hơn cả.
Phù điêu gốm sứ
Đây là loại phù điêu được đắp nổi, khắc chìm với nhiều hình thù khác nhau theo từng chủ đề trên chất liệu gốm sứ. Đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, đặc biệt phù điêu gốm chủ đề về phong cảnh, động vật…còn mang lại vẻ đẹp thân thiện, mộc mạc, tô điểm cho ngôi nhà thêm đẹp hoàn hảo.
Màu sắc đa dạng, ứng dụng được ở nhiều bối cảnh khác nhau. Vì được nung ở nhiệt độ cao, lại được men sứ bảo vệ nên phù điêu gốm có độ bền cao, không chịu sự tác động của thời tiết. Vì chất liệu phù điêu khi nung xong luôn có kích thước nhỏ hơn so với khi còn ở dạng đất. Vì vậy thợ cần tính độ co của đất chính xác, tránh trường hợp tạo ra thành phẩm có độ to, nhỏ không đúng yêu cầu.
Phù điêu bằng đá
Phù điêu đá tự nhiên là đồ trang trí được nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay. Loại phù điêu này được tạo ra bằng cách đắp nổi (khối dương) hoặc khoét lõm (khối âm) trên bề mặt đá tự nhiên. Ứng dụng của loại phù điêu này cũng khá đa dạng, có thể bố trí ở vách tường, vòm mái biệt thự, các không gian văn hóa như chùa chiền, đền, miếu, di tích bảo tồn…
Chất liệu phù điêu đá có thể kể đến: Độ bền vượt trội, không lo tình trạng ẩm mốc dưới tác động của nắng, mưa. Tạo được sự trang nhã, ấn tượng cho không gian nơi nó ngự trị. Tuy nhiên loại phù điêu này cũng có nhược điểm đó là khối lượng nặng, khó cho việc di chuyển, từ đó khiến chi phí mà gia chủ phải bỏ ra tăng.
Phù điêu chất liệu gỗ
Loại phù điêu được đắp nổi trên bề mặt gỗ với kích thước và ý tưởng khác nhau. Thường hay gặp nhất là: chủ đề về phong cảnh, về cá, hoa sen… Phù điêu làm từ chất liệu gỗ thường được sử dụng trong trang trí nội thất biệt thự, nhà hàng, khách sạn cổ điển.
Còn đối với ngoại thất của công trình thì ít khi được sử dụng. Lý do là bởi vì chất liệu phù điêu gỗ không thực sự phù hợp để đặt ở ngoài trời. Một số hệ quả có thể kể đến khi phù điêu gỗ đặt ngoài trời như: phai màu, ẩm mốc…
Phù điêu không những thể hiện những bố cục ở tường, vòm mái, ở các chi tiết kiến trúc, mà còn được sáng tác như một tác phẩm độc lập để trưng bày như những loại tranh phù điêu đẹp thể hiện phong cảnh, tranh phù điêu hoa sen…. Dựa trên mối quan hệ giữa hình khối và mặt phẳng nền người ta phân biệt ra phù điêu khoét lõm (khối âm) và phù điêu nổi lên ( khối dương).
Đặc biệt nếu muốn triển khai một bức họa phù điêu thì trước tiên thợ cần phải có khả năng triển khai bố cục được trên mặt phẳng. Bố cục này đơn giản hay phức tạp sẽ phụ thuộc vào yêu cầu thực tế. Hoặc như các bạn thấy, có nhiều bức phù điêu được phác thảo tới vài lớp nhân vật, không những thế còn được thể hiện qua các công trình kiến trúc như biệt thự cổ điển, dinh thự, lâu đài…Với những công trình này thì phù điêu sẽ được trình bày trên các bố cục ở mái vòm, tường, mặt tiền đại sảnh…
Cùng kienthucxaydung.net xem lại những lưu ý khi sử dụng phù điêu nhé. Chúc chủ nhà lựa chọn được chất liệu phù điêu như ý!