Thiết kế hệ thống PCCC như thế nào là hợp lý

Yêu cầu cơ bản cho thiết kế hệ thống PCCC

Với mỗi công trình có nhiều yếu tố khác nhau để có thiết kế hệ thống PCCC phù hợp. Vì Vậy thiết kế hệ thống PCCC cần chú ý những điểm gì khi thiết kế một công trình PCCC đúng về kỹ thuật nhưng đảm bảo PCCC tốt nhất khi có sự cố? 

Cùng kienthucxaydung.net tìm hiểu về thêm về thiết kế hệ thống PCCC 

Yêu cầu cơ bản cho thiết kế hệ thống PCCC

Xem xét thực tế hồ sơ thiết kế hệ thống PCCC và công năng sửa dụng từng khu vực, diện tích, các bố trí phòng ốc,… và mật độ nhu cầu khi sử dụng từng phân khu để có thẩm định đúng cho bản thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn và đảm bảo độ an toàn cao.

 

Yêu cầu cơ bản cho thiết kế hệ thống PCCC
Yêu cầu cơ bản cho thiết kế hệ thống PCCC

Trong quá trình thiết kế, các mục tiêu của hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn được xác định rất cụ thể đó là :

– Đảm bảo an toàn cho tính mạng con người
– Đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại tài sản khi có sự cố
– Đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, liên tục, không ảnh hưởng tới sinh hoạt và kinh doanh 

Một nhà kho hoặc kho lưu trữ sẽ có các yêu cầu PCCC khác với tòa nhà văn phòng nhiều người thuê. Vậy nên việc thiết kế phải phù hợp với công năng sử dụng của tòa nhà

Không có một bản thiết kế hệ thống PCCC nào giống bản thiết kế nào cho chung những tòa nhà khác nhau nhưng chúng luôn có nhưng yêu cầu các thành phần tạo nên hệ thống PCCC chng nhất thiết cần có 

– Thiết kế hệ thống cảnh báo cháy
– Thiết kế hệ thống báo động và thông báo cháy
– Thiết kế hệ thống chữa cháy

Các thiết bị dự báo trong hệ thống PCCC

Thiết bị báo cháy tự động

Tùy theo từng công trình, công năng toàn nhà mà lắp đặt một hoặc nhiều hệ thống khác nhau. Mỗi hệ thống PCCC có nhưng ưu và nhược điểm riêng nên cần thiết kế sao cho phù hợp với công năng sử dụng của công trình mà có hệ thống phù hợp

Các thiết bị báo cháy tự động không thể thiếu trong bản thiết kế hệ thống PCCC. Từ cách bố trí đến trang bị chất lượng thiết bị tùy thuộc vào nhu cầu của chủ đầu tư. “Thiết bị dò khói” thường chỉ chứa trong mình cảm biến khói chứ không có thêm thiết bị nào khác. Do đó, bộ phận báo động là một đơn vị riêng biệt và toàn bộ hệ thống vận hành theo sự chỉ đạo của bộ điều khiển được đặt ở vị trí trung tâm. Bạn sẽ tìm thấy các hệ thống kiểu này trong các trung tâm thương mại, trong các khách sạn và bệnh viện… Do vậy, về cơ bản, thiết bị báo khói là những thiết bị thường được sử dụng trong nhà ở, trong khi máy dò khói thường được dùng ở những nơi kinh doanh rộng lớn.

Thiết bị cảm biến cháy không thể thiếu trong thiết kế hệ thống PCCC
Thiết bị cảm biến cháy không thể thiếu trong thiết kế hệ thống PCCC

Cảm biến khói là thiết bị tự động nhận biết có khói giúp ta phát hiện kịp thời các sự cố có thể xảy ra như cháy nổ và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy để kích hoạt báo động. Thiết bị cảm biên này được sử dụng nhiều vì chi phí thấp, hoạt đông 24/24, lắp đặt đucợ nhiều nơi và dễ bảo trì. Điểm khác biệt lớn nhất của thiết bị này đó là “thiết bị báo khói” là một thiết bị khép kín tất cả trong một. Bao gồm cảm biến khói và chuông báo động được đặt trong cùng một không gian kín (hoặc tích hợp trong 1 sản phẩm). Đây là những thiết bị mà bạn thường hay bắt gặp trong nhà ở hoặc các căn hộ.

Ngoài ra trong thiết kế hệ thống PCCC còn có thiết bị đầu báo nhiệt. Đầu báo nhiệt thường là thiết bị báo cháy hoạt động dựa trên nhiệt độ của môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ của môi trường tại nơi lắp đặt thiết bị tăng lên và đạt đến mức độ xác định, ứng với ngưỡng đã được chỉ định cho đầu báo cháy nhiệt khi sản xuất thì thiết bị sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy.

Hệ thống báo động

Nhiều hệ thống hiện đại hiện nay bao gồm các loa cung cấp cảnh báo thay cho các báo thức kiểu chuông truyền thống. Những loa này cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp khác ngoài hỏa hoạn để hướng dẫn và thông báo cho người cư ngụ về tình huống này.

Các hệ thống cảnh báo cháy được điều khiển bằng giọng nói này có thể bao gồm các tin nhắn được ghi âm trước hoặc trực tiếp phát trong trường hợp hỏa hoạn hoặc trường hợp khẩn cấp khác. Các tin nhắn được ghi lại trước sẽ thông báo cho họ nên ở lại trong khu vực được chỉ định để được hướng dẫn thoát nạn cụ thể. Quản lý tòa nhà sau đó có thể sử dụng hệ thống theo cách thủ công để cung cấp thêm thông tin và chuẩn bị di chuyển người tới nơi sơ tán an toàn nếu cần thiết.

Thiết bị cảnh báo trong hệ thống PCCC
Thiết bị cảnh báo trong hệ thống PCCC

Thiết bị báo động thông báo là điều bắt buộc trong bất kỳ bản thiết kế hệ thống PCCC nào cũng phải có, báo động cảnh báo cư dân tòa nhà về hỏa hoạn và báo động cảnh báo người ứng cứu khẩn cấp thông qua một trung tâm báo cháy để phát thông tin báo động. Các hệ thống báo cháy hiện nay có khả năng cung cấp thêm thông tin tới cho lực lượng PCCC cơ sở và những người liên quan ứng cứu khi có cháy.

Lựa chọn các hệ thống PCCC phù hợp

Không phải bất cứ công trình nào trong bản thiết kế hệ thống PCCC cũng dùng môt loại. Có nhiều hệ thống phù hợp với một số ít công trình vì công năng tích hợp cùng như một số yếu tố sẽ đảm bảo an toàn cho con người.

Hệ thống chữa cháy Sprinkler

Sprinkler là đầu phun nước chữa cháy trong hệ thống chữa cháy nước tự động. Đầu phun sprinkler được kích hoạt khi nhiệt độ của đám cháy đạt ngưỡng kích hoạt chữa cháy của bộ cảm biến nhiệt trên đầu phun. Đầu phun sprinkler thực hiện đồng thời hai chức năng vừa là cảm biến nhiệt, vừa là vòi phun nước. Đầu chữa cháy sprinkler được phân bố theo tuyến ống và số lượng được quy định trên một diện tích thiết kế.  Sprinkler là hệ thống ống ướt được lắp đặt ở trên hướng xuống dưới, hệ thống chữa cháy Sprinkler:  hệ thống lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng, không tốn nhiều chi phí như các hệ thống chữa cháy chuyên dụng khác. Hê hống dễ bảo trì, chi phí thấp nên được nhiều đơn vị nhà xưởng lắp đặt

Hệ thống chữa cháy Sprinkler
Hệ thống chữa cháy Sprinkler

Chúng được ứng dụng tại những nơi hiểm họa cháy cao. Nó phun khí chữa cháy vào tận những nơi khó ra vào để chữa cháy bằng phương pháp thủ công.  

Hệ thống chữa cháy trong vách tường

Hệ thống này thường được dùng cho các cao ốc văn phòng, chung cư, các tòa nhà,…Hệ thống này tích hợp hết tất cả các công cụ hỗ trợ về PCCC được đăt trong vách ngăn tường. 

Sơ đồ thiết kế hệ thống PCCC vách tường
Sơ đồ thiết kế hệ thống PCCC vách tường

Thường thấy trong các bản thiết kế hệ thống PCCC luôn có sơ đồ ống nước, máy bơm, ống dây, vòi phun,…

Hệ thống chữa cháy CO2

Ngoài các hệ thống trên thì hệ thống chữa cháy CO2 cũng được sử dụng phổ biến. Hệ thống PCCC này được sử dụng cho những nơi chứa thiết bị, máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao. Nó dập tắt đám cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí và CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Tuy nhiên, khí CO2 là độc hại với con người nên hệ thống này cần một thời gian trể để đảm bảo toàn bộ người bị nạn đã thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Hệ thống PCCC bằng khí CO2 cố định
Hệ thống PCCC bằng khí CO2 cố định

Hệ thống chữa cháy CO2 áp dụng để chữa cháy cho phòng chứa thiết bị điện, kho chứa chất lỏng dễ cháy, kho hóa chất,… CO2 được lưu trữ dưới dạng khí hóa lỏng. Khi kích hoạt hệ thống, dòng CO2 sẽ thoát qua hệ thống đường ống tới đầu phun. Hệ thống CO2 thích hợp cho các hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp và thích hợp ngay cả cho các khách hàng riêng. Các thiết bị tương thích với hệ thống phun xả tràn và phun cục bộ. Các thiết bị bổ trợ giúp cung cấp tín hiệu tiền báo động và làm chậm thời gian kích hoạt, cũng như các biện pháp khác để ngăn ngừa sự phun khí tự động trong khu vực đang có người.

Quy trình thiết kế hệ thống PCCC nên là một quy trình tổng thể cho cả khi bạn xây dựng mới hoặc sủa chữa nâng cấp tòa nhà. Chủ đầu tư và quản lý, kiến ​​trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và nhà tư vấn đều cần tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hiểu đầy đủ thiết kế hệ thống PCCC các vấn đề và mối quan tâm của tất cả các bên khác nhau dể tránh ảnh hưởng tới các hệ thống khác trong cùng công trình, tòa nhà.

Khi hoàn thành bản thiết kế hệ thống PCCC chúng ta cần lên hồ sơ và được cơ quan có thẩm quyền duyệt như thế nào. Cùng tìm hiểu thêm quy trình thẩm duyệt thiết kế hệ thống PCCC ở đây nhé