Khi nhà ở bạn đã quá cũ nhưng bạn không có đủ kinh phí để xây mới. Vậy làm sao để sửa chữa nhà của mình. Cải tạo thi công sửa chữa nhà phố để ở chỉ đơn thuần là công tác nâng cấp chất lượng, Gia chủ sẽ phải kết hợp với công tác sửa chữa lại các chi tiết trong ngôi nhà đang bị hư hỏng, cũ nát.
Bạn cần tìm hiểu thêm về những điều lưu ý khi thi công sửa chửa nhà phố, kienthucxaydung.net sẽ giúp bạn hiểu hơn trong bài này>>>
Khi trải qua thời gian sử dụng nhà ở việc hư hỏng là điều hiển nhiên. Có nhiều loại hư hại khác nhau như: nứt tường, tường thấm nước, mục nát, nền nhà vỡ nát, mưa dột,… sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân gia đình. Không phải ai cũng có kiến thức về thi công sửa chữa nhà phố, nên việc bổ sung kiến thức sẽ giúp bạn tự chủ về công tác sửa chữa cho ngôi nhà bạn để giảm chi phí cho mình.
Nội dung
Các loại hình thi công sửa chữa nhà phố
Tùy thuộc vào tình hình thực tế, mục đích cải tạo và tài chính của mỗi gia đình để lựa chọn loại hình sửa chữa cải tạo phù hợp. Nếu ngôi nhà của bạn chỉ bị hư hỏng nhẹ thì có thể tiến hành cải tạo và sửa chữa như ban đầu. Còn trường hợp nhà đã xây quá lâu, cũ kỹ, sập xệ thì nên nâng cấp và tân trang lại để đảm bảo chất lượng và hợp với xu hướng.
– Sửa chữa và duy trì các hạng mục hiện tại của nhà ở.
– Nâng cấp, tân trang lại các khu vực trong ngôi nhà.
– Xây dựng lại toàn bộ công trình theo bản thiết kế mới.
Nếu bạn đang sở hữu ngôi nhà phố hay căn hộ “kém nhan sắc” hoặc đã xuống cấp trầm trọng, thì đã đến lúc bạn cần nâng cấp – cải tạo – sửa chữa không gian nhà ở của bạn. Thiết kế lại toàn bộ không gian, bố trí nội thất theo xu hướng mới, trang trí hài hòa phong cách hiện đại hoàn toàn như mới. Ngay sau khi nhận yêu cầu, các kiến trúc sư sẽ tới khảo sát hiện trạng và tư vấn sơ lược các phương án cần sửa chữa, thiết kế, dự toán và thi công cải tạo.
Điều cần biết khi thi công sửa chữa nhà phố
Khi thực hiện việc thi công cải tạo và sửa chữa nhà ở, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nếu không có kiến thức liên quan đến kiến trúc và nội thất của công trình. Chính vì thế việc sử dụng các dịch vụ thi công cải tạo và sửa chữa là cực kỳ cần thiết để giúp mang đến công trình với chất lượng tốt nhất. Lưu ý về phong thủy là vấn đề quan trọng trong sửa chữa, cải tạo nhà. Người Việt Nam quan niệm căn nhà chính là nền móng của một gia đình nên việc sửa chữa nhà cũng ảnh hưởng rất lớn đến cung mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Xác định đối tượng cần sữa chữa
Trước khi thực hiện việc sửa chữa, bạn cần hiểu rõ mục đích của mình là gì. Luôn đặt ra những câu hỏi như: lý do muốn sửa nhà là gì? Liệu nhà có cần tu sửa hay không?,… Việc trả lời những câu hỏi như thế sẽ giúp bạn biết được những lý do bạn muốn sửa nhà và chúng sẽ cho bạn những hướng giải quyết tốt nhất.
Có 3 loại làm mới và cải tạo nhà phổ biến: đó là sửa chữa và duy trì; tân trang và nâng cấp; cuối cùng là xây dựng lại. Mỗi sự đổi mới này đều phải trải qua rất nhiều công việc nhỏ như sơn, tháo dỡ, lắp ghép, xây dựng lại,…Ví dụ như sửa chữa một vết nứt trên tường, hoặc mở rộng không gian nhà bếp rộng rãi hơn,… Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn chọn đúng loại cần cải tạo, cân nhắc và có kế hoạch thực hiện tốt nhất.
Phương án sửa chữa từ thiết kế kiến trúc ngoại thất lại, sửa các phòng với mặt bằng bố trí mới, thiết kế nội thất trong nhà. Bộ hồ sơ sửa nhà sẽ bao gồm đầy đủ những hạng mục cần sửa chữa tùy theo yêu cầu của chủ nhân. Từ sửa cửa, sơn lại tường, bố trí lại nội thất, hoàn thiện trang trí đều có sự phân tích chi tiết, so sánh với không gian cũ để thấy sự tiện nghi, thẩm mỹ, chi tiết thay đổi. Nếu có xây thêm tầng, phòng, thiết kế kiến trúc mới dựa trên nền cũ và thiết kế nội thất tầng, phòng mới.
Mục đích sử dụng sau khi cải tạo: Việc xác định mục đích sử dụng sau cải tạo là điều rất quan trọng, ảnh hưởng đến thiết kế cải tạo và ngân sách cho từng phần. Nếu mục đích cải tạo của bạn là nới rộng phòng khách hay phòng bếp để có không gian sinh hoạt chung thì bạn phải thu hẹp những không gian khác, hay mục đích sửa chữa nhà của bạn là để bán lại hay cho thuê thì bạn sẽ hướng đến việc tiết kiệm chi phí trong sửa chữa, so sánh chi phí sửa chữa với lợi nhuận mang lại khi bán hay cho thuê.
Chi phí và dự trù khi thi công sửa chữa nhà phố
Chi phí là một trong những chìa khóa để việc sửa chữa nhà thành công. Do đó, hãy quan tâm chặt chẽ ngân sách của bạn và đừng để kế hoạch bị phá sản chỉ vì sai lầm trong tính toán. Trước tiên, bạn cần lập một bản kế hoạch kê khai từng chi phí, tính cả chi phí cho dù là nhỏ nhất. Đồng thời, cần phải hạn chế tối thiểu mức chi phí phải chi ra cho việc sửa nhà. Nên khảo sát giá cả thị trường, liệt kê ra những thứ cần mua và dành một khoản nhất định cho việc đó. Sau đó, thảo luận với các kiến trúc sư về bản thiết kế nhà. Bạn cần phải đảm bảo rằng bản thiết kế đó thực sự phù hợp với bạn cả về mặt nhà hiện tại lẫn bề mặt kinh phí. Tuyệt đối không đưa thêm bất kỳ ý tưởng đắt đỏ nào vào bản thiết kế mà không được bạn chấp thuận.
Quan trọng nhất là bạn cần bám sát theo kế hoạch ban đầu, tránh nghe theo những lời bàn tán, góp ý từ quá nhiều người thành ra bạn vung tay quá trán. Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc, bạn sẽ làm chủ kinh phí nhà mình một cách tốt nhất.
Kinh phí luôn là nhân tố quyết định đến quy mô và hình thức sửa chữa nhà ở, cần lập kế hoạch chi tiết các khoản chi phí trong sửa chữa nhà để có cách quản lý tốt nhất tránh phát sinh chi phí. Sửa chữa nhà thường bao gồm những chi phí sau:
- Chi phí thiết kế
- Chi phí thuê nhà thầu
- Chi phí vật tư, nội thất
- Chi phí vận chuyển nội thất ra ngoài để tiến hành sửa chữa
- Chi phí dự phòng
Một cách giúp hoạch định chi phí hiệu quả là sự thống giữa bạn và kiến trúc sư, bạn cần phải bàn bạc với kiến trúc sư về giới hạn chi phí mà bạn sử dụng trong thiết kế và sửa chữa để đảm bảo bản thiết kế sẽ phù hợp với bạn, cả về mặt nhà hiện tại lẫn bề mặt kinh phí.
Chọn đơn vị thi công
Nhà thầu có kinh nghiệm sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng công trình và tiến độ thi công. Đồng thời, họ còn tư vấn thêm về việc lựa chọn, mua sắm các loại thiết bị sử dụng cho công trình chất lượng, giá cả phải chăng. Hầu hết mọi người đều không có kinh nghiệm trong xây dựng, sửa chữa nhà nên cần tìm một nhà thầu xây dựng uy tín giúp thi công một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức lao động và kinh phí sửa nhà. Để lựa chọn được một nhà thầu uy tín thì ngoài việc tham khảo ý kiến của người thân bạn có thể tìm hiểu trên internet, gặp gỡ, xem xét các dịch vụ mà nhà thầu đó cung cấp, tìm hiểu về trình độ và kinh nghiệm thi công của nhà thầu đó. Nếu bạn chọn gói sửa chữa nhà trọn gói thì nên lựa chọn nhà thầu nào có cam kết không phát sinh chi phí sửa chữa và có tổng chi phí hợp lý nhất.
Bạn hãy chắc chắn rằng đã trao đổi kỹ với nhà thầu về mong muốn và ngân sách của gia đình để hai bên hợp tác tốt trong quá trình thi công. Nhà thầu chuyên nghiệp sẽ luôn có kỹ sư giám sát 24/24 tại công trình để công trình luôn đảm bảo chất lượng, an toàn.
Để tránh sai sót phát sinh, bạn nên chọn nhà thầu có uy tín để đảm bảo chất lượng công trình. Việc chọn được nhà thầu tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả công sức lần tiền bạc. Vì họ sẽ giúp cải tạo ngôi nhà như ý muốn của gia chủ. Bạn có thể dành thêm thời gian để tìm hiểu các nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp và làm hợp đồng ràng buộc cụ thể đôi bên để sẵn sàng đối chấp với nhau khi có bất cứ mâu thuẫn nào phát sinh.
Những kinh nghiệm cần khi sửa chữa nhà
Trong công tác sửa chữa nhà thì việc nâng cấp nhà, thêm tầng hoặc mở rộng diện tích nhà, bạn phải xem xét lại nền móng nhà cũ có đủ vững chắc, móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ căn nhà vì thế bạn nên khảo sát kỹ tính vững chắc của móng nhà. Bạn nên dùng bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu của ngôi nhà cũ nhờ kiến trúc sư tính toán xem nền móng có đủ chịu lực cho phương án mới hay không.
Bài toán khó cho những ngôi nhà cũ kỹ, hư hỏng hay không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Có ba loại làm mới và cải tạo nhà phổ biến là sửa chữa và duy trì; tân trang, nâng cấp nhà và xây dựng lại. Tùy vào mục đích sửa chữa nhà mà bạn sẽ quyết định loại hình sửa chữa nào phù hợp.
Sửa chữa và duy trì khi nhà của bạn sau một thời gian sử dụng có những vấn đề hư hỏng nhẹ, nút tường, nứt sàn, rò rỉ nước, bong tróc sơn, hư hỏng những công trình phụ,… nhưng không ảnh hưởng đến phần sườn của công trình chính. Xây dựng lại khi nhà bạn đã quá cũ kỹ, nhà bị hư hỏng nặng, chi phí sửa chữa nhà quá lớn gần bằng xây nhà mới hoặc khi bạn muốn cải thiện toàn bộ kết cấu căn nhà.
Bạn nên tìm hiểu thêm về yếu tố phong thủy trong sắp đặt nội thất>>>